CU LÀNG CÁT
Những ai đọc Quê Choa của Bọ Lập hay các cuốn sách gần đầy của bác Bọ này như Chuyện đời vớ vẩn, Ký ức vụn…đều thấy có một mảnh làng Bọ kể rất nhiều. Tên làng Bọ Lập gọi là làng Đông, mảnh làng gia đình của nhà văn Nguyễn Quang Lập tản cư. Cu đã đọc làng Đông của bọ rất nhiều nhưng chỉ đến khi vừa rồi Bọ kể câu chuyện Nhớ đồng Cu mới thấm hiểu làng có thêm một từ sau chữ Đông là chữ Dương. Làng Đông Dương. Vì Cu từng đến đây và mảnh làng này nó quá đặc biệt. Bọ tiếc về rừng trâm bầu đã không còn. Cu về, một rừng trâm bầu xưa đã hết, riêng rừng trâm bầu cuối làng, nhỏ mảnh chừng ba chục héc ta vẫn còn. Chùm ảnh tặng bác Quê Choa. Có thể không đẹp nhưng là nơi từng chở che tuổi thơ của bác Quê Choa. Tặng Bác Lập và độc giả chùm ảnh làng bác.
Quê Bọ Lập có đình làng là di tích lịch sử quốc gia, có đàn đáy trên trăm năm tuổi, là mảnh làng xa nhất ở phía nam tính từ miền Bắc vào có ca trù đặc sắc với điệu hát đứng rất lạ.
Quê Bọ lập trên một nền đất Chăm Pa cổ có niên đại cả hơn 4.500 năm trước. Trong ảnh là giếng chăm ngàn năm vẫn còn sử dụng được. Trong vùng có đến 5 chiếc giếng này.
Một góc rừng trâm bầu làng Đông quê bác Lập, nơi bác từng kể đi rình những đôi yêu trên cát phía đêm trăng
Đi trên cát, thấy đứa cu này, liên tưởng những trang văn bác Bọ tả tuổi thơ của mình, thấy y thiệt
Tuổi thơ làng Đông đục cát bắt nhông
Những gốc trâm bầu chở đầy huyền tích
Người làng Đông lớn lên lớp lớp, người đi lập nghiệp, trâm bầu làng Đông cũng lớn lên từng lứa cây, đảm bảo là chứng nhân tuổi thơ cho nhiều người nhớ làng.
Biêng biếc màu trâm bầu Quê Choa.
Nguồn: Cu Làng Cát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét