Nhân loại suýt diệt vong cách đây hơn 100 năm
22/10/2011 16:40. Thanh niên online Giả thuyết cho rằng sao chổi ban đầu có kích thước cỡ sao chổi Halley - Ảnh: NASA |
Loài người may mắn lắm mới thoát được kết cục giống như loài khủng long, theo một nghiên cứu của chuyên gia Mexico.
Cách đây một thế kỷ, một sao chổi mang theo sức mạnh hủy diệt thiếu chút nữa đã quét sạch loài người trên trái đất giống như lần thiên thạch đặt dấu chấm hết cho loài khủng long trong quá khứ. Trong 2 ngày của tháng 8.1883, nhà thiên văn học người Mexico là Jose Bonilla là chứng nhân duy nhất khi 450 thiên thể bay ngang qua bề mặt mặt trời, với mỗi thiên thể bao phủ bởi một một lớp sương mù lấp lánh.
Khi ông Bonilla viết về phát hiện của mình trên tờ L'Astronomie của Pháp, biên tập viên của tờ này cho rằng hiện tượng trên chẳng qua chỉ là một đám bụi bẩn hoặc con bọ nào đấy che khuất kính viễn vọng của chuyên gia Mexico. Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu của Đại học Mexico đã giải oan cho đồng nghiệp năm xưa với giả định rằng đây chính là những phần của một sao chổi khổng lồ từng quất hụt trái đất trong quá khứ.
Vậy 450 sao chổi con này to như thế nào? Ở đầu nhỏ, chúng chỉ rộng khoảng 50m, nhưng phần to nhất lại đến 4 km. Mỗi sao chổi mang theo sức công phá hơn cả bom nguyên tử. Ấn tượng hơn nữa là sao chổi nguyên thủy, trước khi vỡ thành nhiều sao chổi nhỏ hơn, phải có khối lượng gần bằng sao chổi nổi tiếng Halley, hoặc thiên thể từng tiêu diệt toàn bộ loài khủng long trước đây.
Tại sao các nhà khoa học giờ đây cho rằng cái mà ông Bonilla thấy phải là sao chổi khổng lồ? Chuyên gia Hector Manterola của Đại học Mexico giải thích rằng sao chổi là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời có hình dạng mù sương lấp lánh như ông Bonilla đã thấy. “Giả thuyết của chúng tôi là Bonilla đã nhìn thấy một sao chổi đã vỡ vụn hồi năm 1883, vốn có thể quét ngang bề mặt trái đất trên đường di chuyển”, chuyên gia Manterola nói.
Lý giải về việc tại sao lúc đó chỉ có nhà thiên văn học Bonilla chứng kiến được quang cảnh kỳ diệu trên, các chuyên gia Mexico cho rằng chỉ có một cách giải thích: đó là hiện tượng thị sai. Do những sao chổi con này đến quá gần trái đất, cách từ 600 km đến 8.000 km, nên hiện tượng này xuất hiện. Khi đó chỉ có các khu vực cùng vĩ độ với Mexico như sa mạc Sahara, bắc Ấn Độ, Đông Nam Á mới có thể thấy được chúng đang đến gần, giống như trong trường hợp nguyệt thực.
Theo các chuyên gia, những mảnh vỡ sao chổi trên nếu va phải trái đất sẽ khiến con người chịu chung số phận với loài khủng long. Vào năm 1908, một vật thể tương tự đâm vào lãnh thổ Nga, thường gọi là sự kiện Tunguska, gây ra vụ nổ mạnh hơn 1.000 lần bom nguyên tử. Nếu quan sát của chuyên gia Bonilla là chính xác, khi đó trái đất có thể phải đương đầu với 3.275 sự kiện Tunguska trong vòng 2 ngày. Và kết quả có thể là sự tuyệt chủng hoàn toàn của các loài.
Khi ông Bonilla viết về phát hiện của mình trên tờ L'Astronomie của Pháp, biên tập viên của tờ này cho rằng hiện tượng trên chẳng qua chỉ là một đám bụi bẩn hoặc con bọ nào đấy che khuất kính viễn vọng của chuyên gia Mexico. Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu của Đại học Mexico đã giải oan cho đồng nghiệp năm xưa với giả định rằng đây chính là những phần của một sao chổi khổng lồ từng quất hụt trái đất trong quá khứ.
Vậy 450 sao chổi con này to như thế nào? Ở đầu nhỏ, chúng chỉ rộng khoảng 50m, nhưng phần to nhất lại đến 4 km. Mỗi sao chổi mang theo sức công phá hơn cả bom nguyên tử. Ấn tượng hơn nữa là sao chổi nguyên thủy, trước khi vỡ thành nhiều sao chổi nhỏ hơn, phải có khối lượng gần bằng sao chổi nổi tiếng Halley, hoặc thiên thể từng tiêu diệt toàn bộ loài khủng long trước đây.
Tại sao các nhà khoa học giờ đây cho rằng cái mà ông Bonilla thấy phải là sao chổi khổng lồ? Chuyên gia Hector Manterola của Đại học Mexico giải thích rằng sao chổi là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời có hình dạng mù sương lấp lánh như ông Bonilla đã thấy. “Giả thuyết của chúng tôi là Bonilla đã nhìn thấy một sao chổi đã vỡ vụn hồi năm 1883, vốn có thể quét ngang bề mặt trái đất trên đường di chuyển”, chuyên gia Manterola nói.
Lý giải về việc tại sao lúc đó chỉ có nhà thiên văn học Bonilla chứng kiến được quang cảnh kỳ diệu trên, các chuyên gia Mexico cho rằng chỉ có một cách giải thích: đó là hiện tượng thị sai. Do những sao chổi con này đến quá gần trái đất, cách từ 600 km đến 8.000 km, nên hiện tượng này xuất hiện. Khi đó chỉ có các khu vực cùng vĩ độ với Mexico như sa mạc Sahara, bắc Ấn Độ, Đông Nam Á mới có thể thấy được chúng đang đến gần, giống như trong trường hợp nguyệt thực.
Theo các chuyên gia, những mảnh vỡ sao chổi trên nếu va phải trái đất sẽ khiến con người chịu chung số phận với loài khủng long. Vào năm 1908, một vật thể tương tự đâm vào lãnh thổ Nga, thường gọi là sự kiện Tunguska, gây ra vụ nổ mạnh hơn 1.000 lần bom nguyên tử. Nếu quan sát của chuyên gia Bonilla là chính xác, khi đó trái đất có thể phải đương đầu với 3.275 sự kiện Tunguska trong vòng 2 ngày. Và kết quả có thể là sự tuyệt chủng hoàn toàn của các loài.
Hạo Nhiên
(Theo Daily Mail, Technology Review, Wired
Vụ phun núi lửa Toba ở Sumatra của Indonesia cách đây 73,000 năm suýt nữa đã hủy diệt nhân loại?
(Theo Daily Mail, Technology Review, Wired
Vụ phun núi lửa Toba ở Sumatra của Indonesia cách đây 73,000 năm suýt nữa đã hủy diệt nhân loại?
NC News - Có khi không cần một thiên thạch khổng lồ, giống như cái đã va vào Địa Cầu cách đây 65 triệu năm, vốn xóa sạch các loài khủng long, mà nhân loại đứng trên bờ vực của sự tiêu vong, chính một biến cố lớn của Địa Cầu đã đưa tới tình trạng này. Một vụ phún hỏa sơn kinh khủng đã “dọn dẹp sạch sẽ” rừng cây và các thảo mộc cùng muôn thú ở trung bộ Ấn Độ, đã làm nhân loại lúc đó suýt nữa thì bị diệt vong, đó là kết quả một nghiên cứu khoa học mới đây. Vụ này được gọi là phún lửa hỏa sơn Toba của đảo Sumatra cách dây 73,000 năm, tuôn vào bầu khí quyển khoảng 800 cubic kilometers tro bụi, làm bầu trời tối sầm lại và “khóa” ánh sáng mặt trời trong vòng 6 năm. Sau đó nhiệt độ trung bình trên mặt Địa Cầu giảm tới 16 độ C (hay 28 độ F) và cuộc sống của Địa Cầu bị nhấn chìm vào một thời kỳ băng hà kéo dài khoảng 1,800 năm. Năm 1998 Stanley Ambrose, giáo sư sinh học cổ đại của đại học Illinois, nhận định là vụ phún lửa Toba và thời kỳ băng hà sau đó đã cắt nghĩa tại sao dân số Địa Cầu bị “nghẹt cổ”, một tình trạng đã xảy ra trong khoảng thời gian cách đây từ 50,000 năm đến 100,000 năm. Tính đa dạng của gien di truyền của nhân loại bị thiếu thốn hiện nay cho thấy có một lúc nào đó con người có thể suýt nữa đã bị diệt chủng vì vụ phún lửa này. Để xác định lý thuyết này, ông Ambrose đã cùng các đồng nghiệp nghiên cứu phấn hoa của một mẫu đá trầm tích của vịnh Bengal. Mẫu đá này có một lớp tro bụi của hỏa sơn Toba phủ lên trên. Các nhà khoa học so sánh mức của carbon isotope trong lớp đất hóa thạch của lớp trầm tích có tro bụi hỏa sơn này với 3 nơi khác của trung bộ Ấn Độ, cách nơi phún lửa khoảng 3,000 dặm để xem trước đây rừng cây ở Ấn Độ đã bị hủy diệt ra sao. Các cuộc khảo nghiệm cho thấy ngay sau khi hỏa sơn hoạt động, đã có thay đổi lớn trong lớp thực vật của Ấn Độ, cho thấy các điều kiện khí hậu “đã khô hạn hẳn đi trong vùng vốn ẩm ướt đến 1,000 năm sau”. Hiện tượng khô hạn này có thể là bằng chứng cho thấy nhiệt độ lúc đó đã giảm khá mạnh. Ambrose nói : “Khi nhiệt dộ giảm thì chắc chắn lượng mưa sẽ giảm theo. Đó là dấu hiệu cho thấy Toba đã gây ra sự diệt vong của các khu rừng lớn lao ở trung bộ Ấn Độ trước đây”. Ông cho là lúc đó tổ tiên của nhân loại hiện nay, Homo sapiens, đã tìm cách thích nghi với điều kiện khí hậu mới và có lẽ những cuộc giao đấu kinh hồn dã xảy ra giành sự sống, đưa tới tình trạng diệt vong của nhóm người Neanderthals và các nhóm người tối cổ khác khác thuộc thời tiền sử. Nhân loại đã sống sót qua cơn nguy hiểm. Hiện nay một mối nguy cơ tiềm ẩn lớn lao cho nhân loại lại nằm ngay trong lòng nước Mỹ. Tại Yellowstone National Park, các nhà hỏa sơn học nhận thấy có hoạt động dung nham âm ỉ ngày càng lộ rõ bên dưới một “caldera”. Một số nhà hỏa sơn cho là đây là “một siêu núi lửa lớn nhất trong thời hiện đại” có thể sẽ phún lửa bất ngờ. Tuy hoạt động này chưa rõ sẽ xảy ra khi nào, có thể trong tương lai xa, nhưng một vụ phún lửa của Yellowstone National Park sẽ kinh hồn đến nỗi nó sẽ mang tro bụi phủ lên phân nữa diện tích nước Mỹ một lớp dày đến trên 3 feet (1 mét)! Cái đáng nói là liệu nó có “khóa” ánh sáng mặt trời trong nhiều năm hay không, vì đó chính là tiền đề của tiêu diệt sự sống của hành tinh xanh này. Theo Calitoday.com |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét