25/10/2011 16:08p theo TNO
Minh họa: DAD |
Bình Phước là một tỉnh có nhiều người nhập cư từ các tỉnh phía Bắc vào. Cộng đồng đông đảo các dân tộc đó cũng xảy ra những vụ ly hôn ngộ nghĩnh.
Quá cỡ thợ mộc!
Một ngày đầu mùa mưa năm nay, tòa án nhân dân huyện B. tiếp một phụ nữ người Tày. Bà đã 50 tuổi, đến tòa xin nộp đơn ly hôn. Chồng bà lớn hơn bà ba tuổi. Bà trình với tòa: “Tôi lập gia đình ba chục năm, có 5 mặt con với ông ấy. Nay tôi xin ly hôn vì… thấy cuộc sống không có hạnh phúc nữa”. Hai người đã trên năm mươi tuổi mà nói chuyện không hạnh phúc thì kể cũng lạ. Tòa đành phải nhận đơn.
Như thông lệ, tòa thực hiện nhiều lần hòa giải. Người chồng khẳng định cuộc sống vợ chồng hoàn toàn không có xung đột. Ông đề nghị tòa hòa giải cho hai vợ chồng vẫn được sống với nhau; các con còn đủ cha mẹ; các cháu có đủ ông bà. Ngặt một nỗi, bà vợ vẫn khăng khăng đòi được ly dị, từ đầu chí cuối chỉ nói một câu “Vợ chồng không hợp nhau”. Tòa bèn phải đưa ra xử.
Trước phiên tòa, thẩm phán dùng hết lý lẽ, phân tích mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân gia đình để mong hai ông bà đừng ly hôn. Bà vợ khóc như mưa như gió, xin được nói lời… sau cùng. Thẩm phán mời bà nói. “Thưa tòa, tôi không thể chung sống với ông ấy được nữa vì khi ông ấy bệnh thì ông ấy… được “nghỉ”, còn khi tôi bệnh thì ông ấy… không tha. Tôi đã chừng này tuổi mà đêm nào ông ấy cũng… “làm việc” dữ quá, chịu không nổi nên tôi xin ly hôn”.
Ông chồng nghe vợ khai trước tòa và trước đám con cháu của mình đang dự khán phiên tòa cũng hơi xấu hổ. Ông nói nhỏ: “Tại tao thương mày đấy chứ”. Thẩm phán cũng bất ngờ trước ông chồng 53 tuổi mà “công lực” thường xuyên thâm hậu như vậy. Ông phân tích thêm cho hai vợ chồng hiểu về chuyện quan hệ “giải trí lành mạnh” trong cuộc sống lứa đôi nên cần có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tòa muốn hai người không ly hôn.
Bà vợ đề nghị: “Thưa tòa, nếu tòa… buộc ông ấy đừng ngủ chung với tôi nữa thì được”. Tòa phải nín cười, phân tích cho cả hai người rõ là tòa không thể buộc hai người ngủ chung hay không ngủ chung, làm chuyện ấy hay không làm chuyện ấy. Tòa nhắc nhở ông chồng nếu ông “muốn” thì phải được sự đồng ý của vợ chứ không nên dùng sức mạnh để ép buộc bà. Ông chồng gật gù, đồng ý.
Nghe tới đó, bà vợ sướng ran. Bà nói: “Vậy tôi xin rút đơn ly hôn”. Phiên xử hòa giải thành. Có thế chứ. Ngày người ta bệnh, cũng phải… hưu chiến chứ! Riêng người dự tòa thì nhận định rằng ông chồng dù không là thợ mộc nhưng “làm việc” quá cỡ thợ mộc, chẳng cần sâm hay viagra, thật đáng khâm phục!
Nguy cơ hết mực
Đó là một gia đình khá giả, các con đều ngoan. Bà vợ thì chí thú làm ăn, ông chồng cũng rất mực gắn bó với gia đình, không hề rượu chè cờ bạc. Bà thua ông gần mười tuổi, mới ở độ U40; ông đã trên năm mươi. Đánh đùng một cái, bà nộp đơn ra tòa, xin ly hôn.
Trong phiên hòa giải thứ nhất, bà vợ đưa ra lý do “Chúng tôi không hợp nhau”. Ông chồng nhăn nhó khổ sở, không hiểu không hợp nhau là không hợp cái gì. Trong phiên hòa giải thứ hai, bà lặp lại ý đó. Ông chồng nổi nóng: “Thôi, tùy em quyết định nhưng phải để anh nuôi hai đứa con”.
Sau hai lần hòa giải không thành, tòa vẫn mong hàn gắn lứa đôi này. Cuộc điều tra của tòa cho thấy trong gia đình, bốn người của họ sống chung với nhau rất hạnh phúc. Vậy động cơ nào khiến chị vợ khăng khăng ly hôn?
Mấy ngày sau, thẩm phán mời riêng chị vợ lên để làm việc với tòa. Người vợ đưa ra nhiều lý do để xin ly hôn nhưng thẩm phán bác bỏ hết. Cuối cùng, chị nói thật: “Lý do chính rất khó nói nhưng nó làm tôi rất khổ tâm”. Thẩm phán nói: “Nếu chị thấy khó nói thì chị cứ viết ra giấy cho chúng tôi có căn cứ xem xét”. Người vợ viết mấy chữ rồi vò tờ giấy bỏ đi, nói: “Thưa tòa, chồng tôi là… cây viết hết mực”. Rồi chị khóc nức nở: “Trời ơi là trời, ổng đi ra ngoài phung phí cho lắm, về nhà thành cây viết hết mực, không ly dị để làm chi hả trời?”.
Tòa hiểu ra nguyên nhân. Hóa ra ông chồng vào ngoài tuổi năm mươi, trạng thái mãn dục nam đến khiến ông đâm ra… hờ hững với chuyện làm “nghĩa vụ dân sự” cùng bà vợ U40 này. Do vậy mà bà vợ sáu phần ngờ ông ngoại tình, bốn phần buồn vì “cây viết” của ông hết mực. Thẩm phán phân tích cho bà hiểu thế nào là trạng thái mãn dục ở nam giới, động viên bà giúp chồng cải thiện tình trạng “hết mực” của ông bằng liệu pháp tâm lý lẫn thuốc men. Bà vợ nghe ra, rút lại đơn ly hôn. Hòa giải thành!
Một ngày đầu mùa mưa năm nay, tòa án nhân dân huyện B. tiếp một phụ nữ người Tày. Bà đã 50 tuổi, đến tòa xin nộp đơn ly hôn. Chồng bà lớn hơn bà ba tuổi. Bà trình với tòa: “Tôi lập gia đình ba chục năm, có 5 mặt con với ông ấy. Nay tôi xin ly hôn vì… thấy cuộc sống không có hạnh phúc nữa”. Hai người đã trên năm mươi tuổi mà nói chuyện không hạnh phúc thì kể cũng lạ. Tòa đành phải nhận đơn.
Như thông lệ, tòa thực hiện nhiều lần hòa giải. Người chồng khẳng định cuộc sống vợ chồng hoàn toàn không có xung đột. Ông đề nghị tòa hòa giải cho hai vợ chồng vẫn được sống với nhau; các con còn đủ cha mẹ; các cháu có đủ ông bà. Ngặt một nỗi, bà vợ vẫn khăng khăng đòi được ly dị, từ đầu chí cuối chỉ nói một câu “Vợ chồng không hợp nhau”. Tòa bèn phải đưa ra xử.
Trước phiên tòa, thẩm phán dùng hết lý lẽ, phân tích mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân gia đình để mong hai ông bà đừng ly hôn. Bà vợ khóc như mưa như gió, xin được nói lời… sau cùng. Thẩm phán mời bà nói. “Thưa tòa, tôi không thể chung sống với ông ấy được nữa vì khi ông ấy bệnh thì ông ấy… được “nghỉ”, còn khi tôi bệnh thì ông ấy… không tha. Tôi đã chừng này tuổi mà đêm nào ông ấy cũng… “làm việc” dữ quá, chịu không nổi nên tôi xin ly hôn”.
Ông chồng nghe vợ khai trước tòa và trước đám con cháu của mình đang dự khán phiên tòa cũng hơi xấu hổ. Ông nói nhỏ: “Tại tao thương mày đấy chứ”. Thẩm phán cũng bất ngờ trước ông chồng 53 tuổi mà “công lực” thường xuyên thâm hậu như vậy. Ông phân tích thêm cho hai vợ chồng hiểu về chuyện quan hệ “giải trí lành mạnh” trong cuộc sống lứa đôi nên cần có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tòa muốn hai người không ly hôn.
Bà vợ đề nghị: “Thưa tòa, nếu tòa… buộc ông ấy đừng ngủ chung với tôi nữa thì được”. Tòa phải nín cười, phân tích cho cả hai người rõ là tòa không thể buộc hai người ngủ chung hay không ngủ chung, làm chuyện ấy hay không làm chuyện ấy. Tòa nhắc nhở ông chồng nếu ông “muốn” thì phải được sự đồng ý của vợ chứ không nên dùng sức mạnh để ép buộc bà. Ông chồng gật gù, đồng ý.
Nghe tới đó, bà vợ sướng ran. Bà nói: “Vậy tôi xin rút đơn ly hôn”. Phiên xử hòa giải thành. Có thế chứ. Ngày người ta bệnh, cũng phải… hưu chiến chứ! Riêng người dự tòa thì nhận định rằng ông chồng dù không là thợ mộc nhưng “làm việc” quá cỡ thợ mộc, chẳng cần sâm hay viagra, thật đáng khâm phục!
Nguy cơ hết mực
Đó là một gia đình khá giả, các con đều ngoan. Bà vợ thì chí thú làm ăn, ông chồng cũng rất mực gắn bó với gia đình, không hề rượu chè cờ bạc. Bà thua ông gần mười tuổi, mới ở độ U40; ông đã trên năm mươi. Đánh đùng một cái, bà nộp đơn ra tòa, xin ly hôn.
Trong phiên hòa giải thứ nhất, bà vợ đưa ra lý do “Chúng tôi không hợp nhau”. Ông chồng nhăn nhó khổ sở, không hiểu không hợp nhau là không hợp cái gì. Trong phiên hòa giải thứ hai, bà lặp lại ý đó. Ông chồng nổi nóng: “Thôi, tùy em quyết định nhưng phải để anh nuôi hai đứa con”.
Sau hai lần hòa giải không thành, tòa vẫn mong hàn gắn lứa đôi này. Cuộc điều tra của tòa cho thấy trong gia đình, bốn người của họ sống chung với nhau rất hạnh phúc. Vậy động cơ nào khiến chị vợ khăng khăng ly hôn?
Mấy ngày sau, thẩm phán mời riêng chị vợ lên để làm việc với tòa. Người vợ đưa ra nhiều lý do để xin ly hôn nhưng thẩm phán bác bỏ hết. Cuối cùng, chị nói thật: “Lý do chính rất khó nói nhưng nó làm tôi rất khổ tâm”. Thẩm phán nói: “Nếu chị thấy khó nói thì chị cứ viết ra giấy cho chúng tôi có căn cứ xem xét”. Người vợ viết mấy chữ rồi vò tờ giấy bỏ đi, nói: “Thưa tòa, chồng tôi là… cây viết hết mực”. Rồi chị khóc nức nở: “Trời ơi là trời, ổng đi ra ngoài phung phí cho lắm, về nhà thành cây viết hết mực, không ly dị để làm chi hả trời?”.
Tòa hiểu ra nguyên nhân. Hóa ra ông chồng vào ngoài tuổi năm mươi, trạng thái mãn dục nam đến khiến ông đâm ra… hờ hững với chuyện làm “nghĩa vụ dân sự” cùng bà vợ U40 này. Do vậy mà bà vợ sáu phần ngờ ông ngoại tình, bốn phần buồn vì “cây viết” của ông hết mực. Thẩm phán phân tích cho bà hiểu thế nào là trạng thái mãn dục ở nam giới, động viên bà giúp chồng cải thiện tình trạng “hết mực” của ông bằng liệu pháp tâm lý lẫn thuốc men. Bà vợ nghe ra, rút lại đơn ly hôn. Hòa giải thành!
Vũ Đức Sao Biển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét